Bệnh hôi miệng là rắc rối mà rất nhiều người gặp phải. Có rất nhiều cách chữa hôi miệng đơn giản, nhưng bệnh nhân ngày càng khó tính hơn. Không chỉ cần chữa khỏi bệnh mà họ còn cần các cách chữa cũng như thuốc chữa hôi miệng vĩnh viễn, tận gốc đó phải đảm bảo không gây hại gì khác đến sức khỏe.


Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Bệnh hôi miệng bắt nguồn từ vấn đề răng miệng

– Do hệ thống tiết nước bọt hoạt động yếu: nước bọt không chỉ giúp làm mềm thức ăn mà có một phần nhiệm vụ là diệt khuẩn trong khoang miệng.

– Để thức ăn giắt vào răng nhiều lần: nếu bạn không có thói quen dùng chỉ nha khoa sau khi dùng bữa, phần thức ăn dính chặt ở răng sẽ trở thành miếng mồi béo bở cho lũ vi khuẩn, chúng phân hủy thức ăn thừa đó và sản sinh ra mùi hôi khó chịu.

– Bị bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nướu: những chỗ tổn thương trên nướu, lợi hay răng chính là nơi sinh sôi và cư ngụ của vi khuẩn. Để chữa hôi miệng bạn cần giả quyết vấ đề nhiễm trùng này trước.

– Mảng bám trên răng lưỡi cũng là thủ phạm gây hôi miệng: mảng bám chính là lớp màng vi khuẩn mỏng, chúng tồn tại và không ngừng phá hoại răng nướu của chúng ta, đồng thời còn gây hôi miệng.

Bị hôi miệng do tác nhân bên ngoài

– Ăn nhiều món dễ sinh mùi như tỏi, hành, mù tạt,…những loại gia vị này có chứa allicin khiến người ăn bị hôi miệng đồng thời bị chuyển hóa, thoát qua lông dễ gây hôi vùng nách, vùng kín

– Uống thuốc kháng sinh trị bệnh: những đối tượng thường dùng thuốc an thần, thuốc chữa bệnh cao huyết áp, thuốc chữa dị ứng hoặc dùng thuốc lợi tiểu,…có nguy cơ bị gây hôi miệng rất cao.

– Thói quen hút thuốc: Bản thân thuốc lá đã có mùi hôi, khi hút vào chúng khiến người dùng luôn bị ám mùi. Hơn nữa, thành phần của thuốc khiến lượng nước bọt tiết ra cũng ít hơn, làm giảm tính axit trong khoang miệng nên vi khuẩn dễ sinh sôi.

Ngoài ra, bệnh hôi miệng còn bị gây ra bởi những căn bệnh khác như chứng bệnh viêm xoang, ung thư máu, thay đổi nội tiết tố, viêm gan hoặc bị thận hư,….

5 cách chữa hôi miệng khỏi rứt điểm

1. Chanh

Chanh có hàm lượng axit cao, có thể tẩy trắng và khử hôi miệng rất tốt. Bạn chỉ cần dùng vài giọt nước cốt chanh hòa cùng mật ong để uống hàng ngày để có hơi thở thơm mát.

Bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh cùng với muối hạt để làm nước súc miệng hàng ngày, không những giúp hơi thở thơm mát mà răng cũng sẽ trắng lên trông thấy.

2.Tinh dầu tràm

Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu chàm có tác dụng chữa hôi miệng cực kỳ hiệu quả. Tại nước ta, tràm được trồng nhiều tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, vì thế bạn có thể dễ dàng mua được tinh dầu tràm ở bất kỳ đâu. Tinh dầu tràm có tác dụng tốt để diệt khuẩn, loại bỏ mùi hôi miệng với hương thơm dịu nhẹ mang đến hơi thở thơm mát, dễ chịu. Chỉ cần cho từ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải rồi chải răng hàng ngày.

3. Đinh hương

Cây đinh hương là một trong những thảo dược quý. Bạn có thể ngâm đinh hương cho mềm ra rồi bỏ vào miệng ngậm rồi nhai trực tiếp trong khoảng 1 phút. Nếu bạn duy trì cách chữa hôi miệng từ cây đinh hương trong vài tháng sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

4. Cây hương nhu

Hương nhu là loại cây có mùi thơm, vị cay, được dùng như một loại thuốc chữa hôi miệng cực hiệu quả. Cách sử dụng như sau: Dùng 10gr hương nhu sắc cùng 200ml nước sạch rồi dùng nước hương nhu sau khi được sắc ngậm và súc miệng hàng ngày.

Nguồn : http://webtonghop.com/benh-hoi-mieng-va-cach-chua-hoi-mieng/

5. Lá bạc hà

Ngoài cách dùng lá bạc hà ăn sống, bạn có thể súc miệng hàng ngày với nước bạc hà. Nước bạc hà được làm bằng cách lấy lá bạc hà tươi, càng già càng tốt rồi giã lấy nước cốt pha với nước rồi dùng để súc miệng hàng ngày.

Đăng nhận xét

 
Top